Trong quá trình sử dụng máy rửa bát hàng ngày, có thể bạn sẽ gặp phải một số trục trặc nếu không sử dụng đúng cách. Với những kinh nghiệm của mình về các thiết bị bếp nói chung cũng như về máy rửa bát, Bếp An Thịnh xin chia sẻ với các bạn 10 lưu ý khi sử dụng máy rửa bát sau đây:
1. Bắt buộc sử dụng máy rửa bát với muối làm mềm nước
Muối rửa bát ( không phải muối ăn thông thường ) có tác dụng làm mềm nước được cung cấp dưới dạng bột có tác dụng ngăn chặn hiện tượng vón cục xà phòng. Nếu bạn không sử dụng muối như khuyến cáo, lượng vôi trong nước sẽ dần kết tủa và phá hỏng các chi tiết máy.
Khi lượng muối không đủ theo yêu cầu, đèn báo “Salt ” màu đỏ sẽ xuất hiện và bạn cần bổ sung thêm muối cho máy . Thông thường bạn cho muối rửa bát vào máy và máy tự điều tiết và lấy lượng muối phù hợp. Nếu lỡ tay làm đổ muối không đúng nơi quy định, cần vận hành máy ở chế độ “Pre-rinse” để rửa trôi muối và bảo vệ các chi tiết kim loại
2. Khi máy rửa bát thực hiện xong chu trình rửa, tốt nhất nên tắt máy và đợi khoảng 10p cho nhiệt độ giảm và chén đĩa khô bớt.
Nếu bạn không định cất chén đĩa ngay thì nên mở hé cửa khoảng 20p để hơi nước có thể bay ra, không nên để cửa đóng suốt sau khi rửa, hơi nước không thể thoát ra sẽ lại ngưng tụ trên chén đĩa.
3. Nên sử dụng nước trợ xả để tăng hiệu năng sấy khô của máy.
Nếu sử dụng quá ít hoặc không dùng nước trợ xả, chén đĩa có thể ẩm và rít sau khi rửa. Một số vật dụng bằng nhựa có thể còn đọng nước sau khi sấy, trên một số mẫu máy có chức năng “Extra Dry” đem đến hiệu quả sấy khô tuyệt đối trên các loại dụng cụ này. Bạn cần chắc chắn rằng chiếc máy rửa bát của bạn phân phối đủ lượng nước trợ xả. Khi lượng nước trợ xả không đủ theo yêu cầu đèn báo “Rinse Aid” màu đỏ sẽ xuất hiện.
4. Sử dụng viên rửa bát :
Một số viên rửa được thiết kế để sử dụng thay cho xà phòng rửa và nước trợ xả, nhưng để đạt kết quả tốt nhất bạn nên sử dụng song song muối làm mềm nước và nước trợ xả với viên rửa này. Bạn không sử dụng chất tẩy quá rửa nhiều, vì bọt xà phòng sẽ làm tràn máy và không nên để máy chạy quá tải.
lưu ý cơ bản khi sử dụng máy rửa bát |
Xem thêm:
5. Việc xếp chén đĩa đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng để mang đến hiệu quả như ý.
Bạn cần phải để chỗ trống cho hệ thống phun nước phun mạnh lên chén bát. Quay phần mặt bẩn nhất của bát đĩa hướng vào bộ phận phun, bộ phận này thường được đặt ở giữa. Bạn có thể tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng để nắm rõ cách xếp chén đĩa đúng cách. Và cũng nên cẩn thận khi thao tác với các chén đĩa, vật dụng quý giá.
6. Trước khi xếp bát vào rửa Nên bỏ bớt các thức ăn còn dư trước khi cho vào máy rửa chén bát, các vụn đồ ăn có thể gây nên nghẽn bộ lọc và các lỗ phun nước.
7 . Cánh tay phun nước : Chắc chắn rằng các cánh tay phun nước có thể quay bình thường và không có bất cứ vật cản nào.
8. Bộ lọc là nơi tập trung các chất bẩn cứng đầu, dễ gây mùi hôi và tạo ổ vi khuẩn. Vì vậy việc vệ sinh bộ lọc và các chi tiết bên trong thùng máy nên làm thướng xuyên để đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
9. Vệ sinh : Nên làm vệ sinh các chi tiết bên trong máy rửa bát mỗi năm một lần để triệt tiêu các cặn vôi có hại.
Làm vệ sinh các chi tiết của máy rửa bát như bộ lọc chất bẩn và cánh tay phun nước mỗi tháng một lần để loại bỏ mùi hôi do vết bẩn bám lâu ngày, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm hiệu quả tối ưu.
10. Ngoài ra, để máy rửa bát được vận hành tốt nhất, bạn nên lưu ý một số vật dụng không nên cho vào máy rửa bát như :
- Bát đĩa có họa tiết trang trí trên men, vẽ bằng tay, các loại ly thủy tinh dễ bị mờ hoặc trầy xước.
- Chai lọ có nhãn mác bằng giấy có thể bị bong ra và kẹt trong máy.
- Các loại tô, thìa, nĩa, vật dụng làm bếp… bằng gỗ có thể bị nứt khi ngấm nước trong quá trinh rửa bằng máy.
- Tránh để các vật dụng bằng bạc, thép không gỉ sát nhau vì khi va chạm dễ bị trầy xước.
- Chảo chống dính có thể mất chất chống dính do ảnh hưởng lực rửa của máy.
Nếu bạn ghi nhớ và làm theo 10 lưu ý trên khi sử dụng máy rửa bát, chúng tôi đảm bảo rằng chiếc máy nhà bạn sẽ luôn bền đẹp, chạy ổn định và tuổi thọ máy cũng tăng lên đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét