Lò vi sóng là thiết bị tiện đụng, đa năng nên được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng lò vi sóng mà không đúng cách như là cháy nổ hay nguy cơ bị bỏng... Hãy cùng đọc những sai lầm không nên mắc phải khi sử dụng lò vi sóng sau đây nhé!
Đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện khác
Lò vi sóng có công suất khá lớn, do đó không nên dùng cùng lúc với các thiết bị có công suất cao như bếp điện, bàn ủi...
Không dùng chung đường dây và ổ cắm với các thiết bị khác vì có thể làm cháy đường dây.
Một điều quan trọng nữa, lò vi sóng có thể làm nhiễu sóng hình ảnh và âm thanh của các thiết bị như tivi, radio... tốt nhất nên đặt lò vi sóng xa các thiết bị này ít nhất 4 mét.
Đặt lò vi sóng ở nơi quá chật hẹp
Lò vi sóng có thể tạo ra nhiệt lượng rất lớn nên bạn cần cho nó một không gian đủ rộng để tản nhiệt. Nên đặt lò vi sóng cách xa tường khoảng 10 - 15 cm mỗi bên và cách mặt đất nhiều hơn 80 cm.
Nên đặt lò vi sóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa nguồn nhiệt, các thiết bị sinh nhiệt như bếp gas, bếp điện,... và xa hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm.
Sử dụng vật đựng thức ăn không phù hợp
Không nên cho kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây nên phóng điện từ nguồn và gây nổ.
Bạn có thể dùng vật đựng bằng thủy tinh, gốm sứ (chất liệu Ceramics) chịu nhiệt và một số vật đựng bằng giấy, nhựa, túi, màn gói thực phẩm được phép dùng cho lò vi sóng.
Sở dĩ nhựa thông thường không được dùng cho lò vi sóng là vì những chất hóa học có trong nhựa khi gặp nhiệt độ cao sẽ ngấm vào đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của cơ thể.
Chỉ những sản phẩm nhựa hoặc màn bọc thực phẩm có mác "sử dụng được trong lò vi sóng" ("microwave-safe" hoặc "microwavable") mới được dùng thôi nhé!
Mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng
Lò vi sóng sử dụng vi sóng để làm nóng thức ăn. Nếu cửa lò không đóng kín khi đang hoạt động thì vi sóng sẽ phát tán nhiều ra bên ngoài, nếu thường xuyên thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Hơn nữa, khi đang nấu thức ăn, nếu mở cửa lò đột ngột, thức ăn có thể bắn vào người và gây bỏng. Trường hợp xảy ra cháy nổ trong lò, bạn cũng không nên mở cửa lò vi sóng ngay mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
Cho thức ăn không phù hợp vào lò vi sóng
Đừng cho những thực phẩm được bọc kín như trứng nguyên quả, thức ăn có màng bọc kín, thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai,... vào lò vi sóng vì sẽ dễ bị nổ và văng bẩn trong lò.
Trái cây, sườn, động vật vỏ cứng (nghêu, sò, ốc)... cũng không nên dùng cho lò vi sóng vì sẽ bị biến đổi mùi vị và chất dinh dưỡng.
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn vì sẽ có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
Một điều đặc biệt cần lưu ý nữa là bạn nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay. Nếu không làm như vậy, khi ai đó vô tình cho chạy lò vi sóng của bạn khi không có thức ăn bên trong, các tia bức xạ không được hấp thu hết sẽ phản xạ liên tục bên trong lò và gây ra nổ.
Nấu thức ăn lâu trong lò vi sóng
Nếu nấu quá thời gian chín của thức ăn, thức ăn sẽ bị khô nám và cháy. Đặc biệt, nếu đun nước sôi quá lâu, có thể gây ra hiện tượng "quá nhiệt" dẫn đến cháy nổ.
Để an toàn hơn, bạn nên đậy nắp hoặc thêm một que khuấy bằng gỗ vào cốc nước để phân tán bớt nhiệt lượng. Khi cài đặt thời gian nấu, bạn hãy chọn thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nếu thực sự cần.
Thức ăn lấy ra khỏi lò bằng tay không
Đồ đặt trong lò rất nóng. Do đó, để tránh bị bỏng, bạn phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn ra khỏi lò. Tốt nhất là bạn nên chờ một chút rồi mới lấy thức ăn ra và đừng để mặt gần thức ăn quá nhé!
Xe thêm các bài viết khác về lò vi sóng, lò nướng,...tại http://beptuanthinh.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét