Nồi cơm điện là một vật dụng rất hữu ích mà bạn còn có thể dùng chế biến các món ăn và nấu được với nhiều loại gạo khác nhau. Để chọn được một chiếc nồi cơm điện phù hợp nhất cho gia đình mình hãy cùng tham khảo các bước dưới đây của Bếp An Thịnh.
1. Chọn dung tích nồi
- Chọn nồi có dung tích phù hợp với số lượng người cần nấu cơm.
- Nếu bạn cần nấu cho 2-4 người ăn, chọn nồi có dung tích khoảng 5 cốc gạo.
- Nếu bạn cần nấu cho một gia đình lớn hoặc nấu nhiều cơm một lần, chọn nồi có dung tích 6-10 cốc gạo.
- Cần lưu ý số lượng cốc gạo đi kèm với từng loại nồi là gạo khô hay cơm đã nấu chín để ước lượng chính xác dung tích bạn cần.
2. Chú ý đến công nghệ nấu của nồi
- Công nghệ nấu Fuzzy Logic kiểm soát nhiệt độ và thời gian nấu thường cho chất lượng cơm rất ngon.
- Công nghệ nấu có cơ chế toả nhiệt 3D giúp toả nhiệt đều xung quanh đều, cho cơm chín đều và không bị nát.
3. Chọn chất liệu
- Vỏ nồi nếu bằng nhựa sẽ nhẹ và dễ di chuyển hơn, tuy nhiên vỏ nồi bằng thép không gỉ thường bền hơn.
- Hầu hết lòng nồi đều được làm bằng hợp kim nhôm có ưu điểm là nhẹ, truyền nhiệt nhanh, tuy nhiên các loại nồi cao cấp thường dùng chất liệu hợp kim gang dày có lớp chống dính để vệ sinh dễ dàng và sử dụng được lâu hơn.
4. Cân nhắc thiết kế của nồi
- Nồi có thiết kế nắp rời thường dễ vệ sinh hơn và bạn có thể đảo đều gạo trong khi nấu.
- Nồi có thiết kế nắp liền sẽ kín hơi hơn, giúp chín đều và nhanh hơn.
- Loại nồi ở nắp đậy có đĩa nhiệt thường giữ cơm mềm và ấm lâu hơn.
- Chọn nồi có dây điện rút gọn để thuận tiện khi cất và bảo quản nồi.
- Bạn cũng nên chú ý chọn nồi có kích thước phù hợp với nơi đặt nồi.
Có thể bạn quan tâm: Nồi áp suất điện tử
5. Chọn nồi có nhiều chế độ nấu
- Nếu bạn cần nấu nhiều loại gạo khác nhau, hãy chọn mua nồi cơm điện có nhiều chế độ để nấu với từng loại gạo như: gạo cứng, mềm, gạo lứt, gạo nếp…
- Nếu bạn muốn tận dụng nồi cơm điện để nấu nhiều món ăn khác nhau, hãy chọn loại nồi có nhiều chức năng khác như: hấp rau củ, nấu cháo, hầm thịt…
6. Cân nhắc yếu tố dễ vệ sinh
- Một số loại nồi sẽ cần phải ngâm nồi sau khi nấu một lúc thì rửa mới sạch.
- Nên chọn loại có lòng nồi chống dính để việc vệ sinh nồi dễ dàng hơn.
- Nên chọn loại nồi có nắp trong hoặc nắp thoát hơi nước tháo rời giúp dễ dàng tháo lắp để vệ sinh.
7. Cân nhắc yếu tố tiết kiệm thời gian
- Nên chọn loại nồi có chức năng hẹn giờ để tiết kiệm thời gian khi bạn vừa có thể nấu cơm và vừa có thể làm được các việc khác.
- Bạn cũng nên chọn loại nồi có chức năng hẹn trước thời gian nấu, nghĩa là bạn có thể chuẩn bị trước và không cần phải nấu ngày mà hẹn thời gian nấu sau một khoảng thời gian nhất định.
- Chế độ nấu nhanh, không cần ngâm gạo cũng rất cần thiết khi bạn cần nấu cơm trong thời gian cực ngắn.
8. Cân nhắc giá tiền
- Giá tiền của các loại nồi thường dao động tuỳ theo dung tích nồi và các chức năng cũng như công nghệ nấu của nồi.
- Loại nồi có nhiều phụ kiện đi kèm cũng thường có giá thành cao hơn nên nếu không quá cần thiết, bạn có thể chọn loại nồi khác để tiết kiệm tiền.
- Nồi nắp rời và nồi nắp gài thường đơn giản và có ít chức năng hơn nên giá thành thường rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.
- Các loại nồi điện tử thường có nhiều chức năng nên giá thành cao hơn, phù hợp khi bạn cần nấu nhiều món ăn và tiện lợi với những người bận rộn.
9. Chọn loại nồi có các phụ kiện đi kèm
- Nên chọn loại nồi cơm điện có đi kèm muỗng lấy cơm và cốc đong gạo. Nếu bạn chọn loại nồi có muỗng lấy cơm, hãy chọn loại có kèm cả giá gài muỗng.
- Nên chọn nồi có xửng hấp đi kèm để tiện hấp rau củ hoặc một số thực phẩm khác khi nấu cơm, giúp tiện kiệm thời gian nấu ăn.
10. Chú ý đến chế độ bảo hành
- Lưu ý đến thời gian bảo hành và những bộ phận được bảo hành đối với loại nồi bạn mua.
- Nên chọn loại nồi có thể mua các bộ phận thay thế dễ dàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét